5 kiến nghị về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025

6 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 sao2 sao3 sao4 sao5 sao (No Ratings Yet)
Loading...
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thi công xây dựng và thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự tân cổ điển, thiêt kế lâu đài kiểu pháp, thiết kế và thi công nội thất, thiết kế khách sạn, thiết kế nhà hàng, thiết kế shop, cửa hàng, showroom …

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng đang làm khó thí sinh?

Theo Hiệp hội, năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo CTGDPT 2018.

Tuy nhiên nhìn lại, hiện hoạt động tuyển sinh vào đại học (ĐH) và cao đẳng ngày càng lộn xộn, kém hiệu quả; tạo ra sự mất bình đẳng về cơ hội được tiếp cận giáo dục ĐH đối với các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội.

Một số phương thức tuyển sinh gây khó khăn và tốn kém cho thí sinh, phụ huynh do phải thi cử nhiều lần, phải chấp nhận ghi danh ở nhiều “lò luyện”.

Phương thức tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chịu ảnh hưởng của CTGDPT 2018 sẽ hạn chế các khối xét tuyển truyền thống do việc học môn lựa chọn và thi chỉ được dự thi 2 môn lựa chọn.

Ngoài ra, cũng theo Hiệp hội này, việc xây dựng đề thi có độ giá trị và tính phân loại chưa cao của các môn lựa chọn, cũng như với khả năng đoán mò tăng lên trong 40% số điểm của mỗi bài thi sẽ là một bất cập lớn đối với các trường cần có sự phân hóa cao trong tuyển sinh.

Xuất hiện hàng loạt trường ĐH tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thường dưới tên gọi “đánh giá năng lực”, “đánh giá tư duy”.

“Một số phương thức tuyển sinh của một số trường ĐH chưa bảo đảm chất lượng đầu vào cho ngành học cần các năng lực đặc thù, dẫn đến sau khi học sẽ có nhiều sinh viên không đáp ứng yêu cầu của ngành học phải bỏ học, thôi học gây lãng phí nguồn lực cho người học và cho xã hội.

Thậm chí, nhiều trường ĐH thuộc “top” dưới thường đưa ra vô số phương thức tuyển sinh “lạ”, phi truyền thống, không hẳn nhằm mục đích hướng nghiệp mà nhằm mục đích tuyển sinh”, Hiệp hội nêu rõ.

Cũng theo đơn kiến nghị này, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá chất lượng đầu vào, điểm học bạ sẽ có độ tin cậy chưa cao, chưa đảm bảo tính công bằng giữa các thí sinh, trường THPT, tỉnh, thành phố khác nhau.

Việc xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực ngoại ngữ của thí sinh THPT do các môn ngoại ngữ theo chương trình GDPT 2018 có chuẩn đầu ra khác với chuẩn của các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang được nhiều trường đại học công nhận xét đầu vào hiện nay.

Loại bỏ các tổ hợp “lạ” trong xét tuyển

Trước những bất cập trên đây, Hiệp hội đưa ra 5 kiến nghị trong tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2025.

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào với ngành được đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH.

Bộ cần yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH giải trình việc lựa chọn các tổ hợp môn học, các bài thi đánh giá năng lực của các kỳ thi riêng được sử dụng để xét tuyển sinh, bảo đảm chuẩn đầu vào năng lực cơ bản để học tập thành công ở bậc ĐH. Đồng thời, cần quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại các tổ hợp “lạ”.

Thứ hai, Bộ GD&ĐT không nên can thiệp quá sâu và đưa ra tỷ lệ khống chế cho các phương thức khác nhau của các ĐH vì trên thực tế tuyển sinh được các sinh viên giỏi, có chất lượng đầu vào tốt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục ĐH.

Bộ chỉ nên hạn chế hoặc loại bỏ các phương thức tuyển sinh dễ dãi, không đánh giá đúng thực chất chất lượng đầu vào, bằng mọi giá để “vơ vét” người học.

Để làm được điều này, Bộ cần có quy định các ĐH, trường ĐH có tỉ lệ hợp lý cho phương thức tuyển sinh bằng xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng khó khăn trong điều kiện tham gia dự thi các chứng chỉ quốc tế và các kỳ thi riêng của các ĐH, trường ĐH tổ chức.

Thứ 3, Bộ GD&ĐT cần làm rõ khái niệm “xét tuyển sớm” hoặc thay đổi khái niệm cho phù hợp với bản chất của hoạt động tuyển sinh vì hầu hết các thí sinh này đều chưa tốt nghiệp THPT trong năm học khi tham gia xét tuyển.

Các thí sinh này chỉ mới đáp ứng điều kiện “đủ” là đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của ĐH, trường ĐH mà chưa đạt điều kiện “cần” theo quy định trúng tuyển vào ĐH là tốt nghiệp THPT.

Thứ 4, Bộ GD&ĐT đánh giá sự phù hợp của các kỳ thi riêng do các ĐH, trường ĐH tổ chức để đảm bảo không vượt quá chương trình học của học sinh cấp THPT để giảm thiểu tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Thứ 5, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các ĐH, trường ĐH xây dựng các tổ hợp xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của đầu vào ngành học của bậc ĐH; chỉ được đặt thêm các tiêu chí phụ cần thiết đối với những ngành năng khiếu, ngành “hot”.

Điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo bậc ĐH để bù đắp các nội dung cơ bản, phù hợp với CTGDPT 2018, giảm thiểu số sinh viên phải bỏ học, thôi học do sự thay đổi của CTGDPT 2018, gây lãng phí nguồn lực cho người học và cho xã hội.

Thông tin liên hệ:
  • Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng GiuseArt
  • Liên hệ: Lê Văn Thiện
  • Phone: 0972939830
  • Email: [email protected]
  • Website: www.giuseart.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thi công xây dựng và thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự tân cổ điển, thiêt kế lâu đài kiểu pháp, thiết kế và thi công nội thất, thiết kế khách sạn, thiết kế nhà hàng, thiết kế shop, cửa hàng, showroom …

Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí

Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.

Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, kích thước các cạnh. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *